Saturday 24 December 2011

Hai Bác Thăm Đồ

Khi cộng sản chiếm miền Nam, không những thủ đô Sài Gòn bị đổi tên, mà nhiều đường phố và trường học cũng bị đổi tên theo.

Hai trong số những trường trung học nổi danh của thủ đô Sài Gòn bị đổi tên là Trương Vĩnh Ký, bị đổi thành Lê Hồng Phong, và Gia Long, bị đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nền giáo dục của Việt Nam tên của một cặp vợ chồng được chọn để đặt tên cho 2 trường trung học ở cùng một đô thị.

Lê Hồng Phong từng giữ chức tổng bí đảng Cộng Sản Đông Dương, trước Đặng Xuân Khu, và bị giết khi Nam Kỳ khởi nghĩa chống Pháp.

Nguyễn Thị Minh Khai từng giữ chức bí thư kỳ bộ miền Nam của đảng Cộng Sản Đông Dương. Mới đây, do tài liệu từng được giữ bí mật nhiều năm, nay bị phanh phui từ Mát xơ va (Mạc Tư Khoa), thì Nguyễn Thị Minh Khai có một thời chung sống với Hồ Chí Minh. Nguyên do là các cán bộ cộng sản cao cấp của Đệ Tam Quốc Tế, như cỡ họ Hồ, khi hoạt động ở nơi nào cũng sẽ được đảng cung cấp. . . vợ ở nơi đó, để vấn đề sinh lý được điều hòa, không ảnh hưởng tới việc hoạt động. Nguyễn Thị Minh Khai là người được đảng cộng sản cung cấp cho họ Hồ trong một khoảng thời gian ông ta hoạt đông bí mật.

* * *

Có một bi sử kỳ thú được cán bộ cộng sản rỉ tai nhau, trong một dịp hai "đồng chí" Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng tới thăm nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, như sau:

Trong một dịp tới thăm nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai ở chiến khu, để gây ngạc nhiên cho người nữ đồng chí trẻ tuổi này, cuộc viếng thăm không được báo trước. Nhưng khi hai ông tới nơi thì Nguyễn Thị Minh Khai đã ra suối tắm, và bà có lệnh cấm không cán bộ nào được léo hoánh tới gần chỗ đó.

Bác Hồ và bác Tôn quyết định ra suối để mật đàm với nữ đồng chí bí thư. Vì là chủ tịch và phó chủ tịch nhà nước nên các cán bộ không ai dám ngăn cản. Cuộc mật đàm với nữ đống chí Nguyễn Thị Minh Khai ở bờ suối diễn ra làm sao không ai được rõ, chỉ biết sau đó có kẻ làm hai câu thơ kể vắn tắt câu chuyện này như sau:

Bác Hồ cùng với bác Tôn,
Rủ nhau ra suối nhìn …ồn Minh Khai.

Về sau lại có kẻ thêm vào hai câu thơ nữa, thành ra:

Bác Hồ cùng với bác Tôn,
Rủ nhau ra suối nhìn …ồn Minh Khai,
Nhìn xong tấm tắc khen hoài,
Lông ...ồn có thể rậm dài thế sao?

"Bài thơ" được truyền tai, thêm thắt, khi ra tới hải ngoại, lọt vào tay nhóm báo trào phúng Con Ong Cái Kiến, do Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do chủ trương, năm 1981, nó dài thêm, và trở thành:

Bác Hồ cùng với bác Tôn,
Rủ nhau ra suối nhìn …ồn Minh Khai,
Nhìn xong tấm tắc khen hoài,
"Lông …ồn có thể rậm dài thế sao? "
"Nghe đồn cô ấy vô mao"
"Nào ngờ rậm rạp khác nào. . . Castro! "

Bài thơ được đăng trên báo Con Ong Cái Kiến số 7, đề ngày 30-10-1981, phát hành từ Houston, Texas, thì có một vị độc giả gửi tới tờ báo một bản khác của bài thơ với lời nhắn là nếu đăng thì phải đăng nguyên văn chứ không được viết tắt, như "nhìn. . . ồn" chẳng hạn, vì viết như thế sẽ làm mất phần. . . thi vị và lý thú của thơ trào phúng.

Báo Con Ong Cái Kiến dù cho lời bình phẩm của vị độc giả là có lý nhưng vì không muốn in những chữ thô tục trên giấy trắng, mực đen, nên đã xin lỗi vị độc giả đó, và không đăng bài thơ mà ông đã sửa chữa.

Bài đó nay xin đăng lại ở đây, vẫn xin dùng lối viết tắt, cần thiết để tránh viết rõ các chữ thô tục, thiết tưởng độc giả thừa sự hiểu biết để đoán ra chữ nghĩa. Bài thơ được sửa như sau:

Bác Hồ cùng với bác Tôn,
Rủ nhau ra suối nhìn l. . . Minh Khai,
Nhìn xong tấm tắc khen hoài,
Lông l. . . quả thật rậm dài làm sao!
Nhìn rồi lòng dạ nao nao,
Vòng tay hai bác vái chào Castro.

Bài thơ sau đó lọt vào mắt một nhà giáo di tản, cư ngụ tại tiểu bang Minesota, ông này nổi hứng, sửa cho bớt thô tục, và gắn thêm 4 câu nữa:

Bác Tôn cùng với bác Hồ,
Rủ nhau ra suối nhìn đồ Minh Khai,
Nhìn xong tấm tắc khen hoài,
Lông đồ quả thật rậm dài làm sao!
Ai đồn bà ấy vô mao,
Nào hay rậm rạp khác nào. . . Castro!
Ghé tai Tôn nịnh bác Hồ:
"Râu bác trông giống lông đồ Minh Khai! "
Hồ rằng: "Chú nói khí sai,
Thực ra. . . của nó còn dài hơn tôi.
Vì tôi đưa miệng đọ rồi !!! "

Cái lý thú của những câu sau cùng là lời đối đáp của hai ông Tôn và Hồ. Phải chăng lời Tôn khen râu Hồ là phản ảnh tính nịnh bợ, một tính hèn hạ phổ thông của những đàn em cộng sản đối với đàn anh, hay là một lời khen xỏ xiên, ngầm ý so sánh mồm "bác" với "cái ấy" của người nữ đồng chí?

Và lời Hồ đáp lại lời khen của Tôn phải chăng là mắc cở vì bộ râu lưa thưa ba sợi bị so sánh với cái bộ. . . lông rậm, dài, hay là lợi dụng cơ hội để biểu diễn tính khiêm nhượng, một thủ thuật mà Hồ vẫn quen sử dụng với đàn em? Xin mời độc giả nào có hứng, múa bút chắp thêm ít câu vào bài thơ dài, hoặc góp lời bình phẩm !!!

No comments:

Post a Comment